Thứ Bảy, 21 tháng 4, 2018

Cách viết tự truyện (phần 1)

Câu chuyện đời của bạn là gì? Bất cứ ai có cuộc sống phong phú với nhiều cung bậc đều có những câu chuyện lý thú để kể với mọi người. Lời khuyên ở đây là tự truyện nên được viết như một câu chuyện hay: phải có nhân vật chính (là bạn), xung đột chính, kèm theo đó là các vai phụ hấp dẫn để lôi cuốn người đọc. Bạn có thể cho câu chuyện xoay quanh một chủ đề hoặc ý tưởng nào đó từng hiện diện trong cuộc sống hàng ngày của bạn. Bài viết dưới đây sẽ dạy bạn cách phác thảo một câu chuyện và gọt giũa câu chữ để cuốn tự truyện hát lên khúc ca của bạn.

1.Ghi lại dòng thời gian trong cuộc đời


Bắt tay vào viết tự truyện với việc nghiên cứu cuộc đời của chính bạn. Dòng thời gian là một cách hay để đảm bảo không bỏ sót những sự kiện và ngày tháng quan trọng, đồng thời tạo nên kết cấu truyện. Bạn có thể coi đây là phần “động não”, vì thế đừng ngại viết ra tất cả những điều bạn nhớ được, dù bạn không nghĩ rằng những ký ức đó sẽ ở lại trong bản cuối cùng của truyện.
Cuốn tự truyện không nhất thiết phải mở đầu bằng sự chào đời của bạn. Bạn cũng có thể đưa vào truyện một số chi tiết về lịch sử gia đình mình. Viết những thông tin về tổ tiên của bạn, về cuộc sống của ông bà, cha mẹ bạn và những điều tương tự. Những thông tin về gia đình sẽ giúp người đọc có một ý niệm về cách bạn lớn lên như thế nào để trở thành con người hiện nay.
Có những sự kiện gì xảy ra khi bạn còn ở tuổi thiếu niên? Điều gì đã dẫn đến những quyết định của bạn thời bấy giờ?
Bạn có vào đại học không? Những năm chuyển tiếp đó cũng có thể đưa vào truyện.
Viết về sự nghiệp của bạn, về những mối quan hệ, con cái và bất cứ những sự kiện đem lại sự thay đổi lớn nào đã diễn ra trong cuộc đời bạn.

2.Chọn nhân vật chính

                                                Game of thrones
Mỗi một câu chuyện hay đều có các nhân vật thú vị, có bạn bè và các nhân vật phản diện để phát triển mạch truyện. Các nhân vật trong cuộc đời bạn gồm có những ai? Hẳn là bố mẹ bạn phải đóng một vai, kèm theo đó là bạn đời của bạn và các thành viên thân thiết khác trong gia đình. Xa hơn một chút, hãy nghĩ đến những người khác có ảnh hưởng đến cuộc đời bạn và có thể đóng một vai trò trong cuốn tự truyện của bạn.
Thầy cô giáo, huấn luyện viên, cố vấn và các sếp là những nhân vật cực kỳ ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Bạn hãy suy xét xem những ai có thể là một hình mẫu lý tưởng (hoặc phản diện) để bạn khắc họa trong truyện.
Bạn trai hoặc bạn gái cũ của bạn có thể cùng đóng vai chính trong những câu chuyện thú vị.
Có ai là kẻ thù trong cuộc đời bạn? Truyện của bạn sẽ rất chán nếu không có vài xung đột.
Các nhân vật đặc sắc như các con vật hoặc những người nổi tiếng mà bạn chưa bao giờ gặp, thậm chí cả những thành phố lạ cũng là những nét nhấn nhá thú vị trong một cuốn tự truyện.

3.Lọc ra những câu chuyện hay nhất


Câu chuyện cả cuộc đời của bạn có thể sẽ trở nên khá dài dòng, do đó bạn sẽ phải chọn những giai thoại nào xứng đáng để kể. Bạn có thể bắt tay vào viết bản thảo bằng cách ghi ra những câu chuyện chính mà sau đó sẽ được kết nối với nhau và dệt thành bức tranh của cuộc đời bạn. Có một vài chủ đề chính mà nhiều tác giả đưa vào tự truyện của họ bởi chúng hấp dẫn người đọc.
Chuyện thời thơ ấu. Dù thời thơ ấu của bạn hạnh phúc hay đầy bão tố, bạn cũng nên đưa vào một vài giai thoại để vẽ nên bức chân dung của bạn và những điều bạn đã trải qua khi còn bé. Bạn có thể kể về tuổi ấu thơ của mình bằng cách chia thành nhiều câu chuyện nhỏ hơn, những câu chuyện minh họa cho cá tính của bạn – phản ứng của bố mẹ khi bạn đem về nhà một chú chó lang thang, lần bạn trèo ra ngoài cửa số lớp học và trốn đi ba ngày, tình bạn thân thiết với một người vô gia cư… hãy sáng tạo.
Chuyện ở lứa tuổi dậy thì. Thời kỳ nổi loạn và thường nhạy cảm này luôn luôn hấp dẫn người đọc. Nhớ rằng điều quan trọng ở đây không phải là viết sao cho độc đáo; ai cũng đều trải qua tuổi dậy thì. Truyện của bạn cần khiến người đọc đồng cảm.
Chuyện rung động đầu đời. Bạn cũng có thể viết một câu chuyện ngược lại – chuyện bạn đi tìm mãi một tình yêu không hiện hữu.
Chuyện khủng hoảng bản sắc tâm lý. Câu chuyện này thường xảy ra ở tuổi ba mươi hoặc bốn mươi, đôi khi còn được gọi là khủng hoảng tuổi trung niên.
Chuyện đương đầu với thế lực xấu. Dù đó là cuộc chiến với chứng nghiện ngập, với một người yêu có tính kiểm soát hay với một kẻ điên rồ muốn giết hại gia đình bạn, bạn cũng cần viết về những xung đột đã trải qua.

4.Viết bằng giọng thật của bạn


Người đọc xem tự truyện để có cái nhìn thấu đáo về con người của tác giả. Việc thể hiện con người thật của bạn là một cách để đảm bảo duy trì hứng thú cho người đọc. Nếu lối viết của bạn quá trang trọng và cứng nhắc, hoặc truyện của bạn nghe như một bài luận ở trường đại học hơn là câu chuyện tiết lộ cuộc đời thì người đọc sẽ khó mà theo hết cuốn sách.
Viết như thể bạn đang tâm sự với người bạn thân với lối làm văn trong sáng, khúc chiết và không quá rắc rối với những từ vựng mà bạn hiếm khi dùng đến.
Thể hiện cá tính của bạn qua cách viết. Bạn là người hài hước? Nồng nhiệt? Trí tuệ? Giàu cảm xúc? Đừng ngần ngại; bạn nên thể hiện cá tính của mình thông qua cách kể chuyện.

5.Cởi mở


Không cần phải phô bày hết về bản thân, nhưng điều quan trọng là bạn nên kể những chuyện thật về bạn và cuộc sống của bạn. Đừng biến cuốn tự truyện thành một bảng thành tích mà các điều tiêu cực đều được cẩn thận giấu kín. Hãy bộc lộ toàn bộ con người bạn, cả tài năng cũng như nhược điểm, qua đó người đọc có thể đồng cảm và ủng hộ bạn khi đọc câu chuyện của bạn.
Đừng lúc nào cũng phủ lên mình ánh hào quang rực rỡ. Bạn có thể có những thiếu sót mà vẫn là nhân vật chính. Hãy tiết lộ những sai lầm của bạn và những lần bạn làm bản thân mình và những người khác thất vọng.
Chia sẻ những suy nghĩ của bạn. Bạn hãy nói lên quan điểm và ý tưởng của mình, kể cả những ý kiến gây tranh cãi. Hãy là chính mình thông qua cuốn tự truyện của bạn.

6.Nắm bắt hơi thở của thời đại


Câu chuyện của bạn có mang hơi hướng của thời kỳ lịch sử mà nó diễn ra không? Những cuộc chiến tranh nào tác động đến xu hướng chính trị của bạn? Những sự kiện văn hóa nào truyền cảm hứng cho bạn? Việc bàn luận về những sự kiện đã xảy ra trên thế giới trong thời đại của bạn là một cách rất hay để làm cho câu chuyện của bạn có liên quan hơn và thú vị hơn đối với người đọc.
Đón xem phần 2.



          Nếu bạn có nhu cầu xuất bản sách thì hãy lên hệ qua Hotline: 0902467524 - Email: trantrungkien@danhnhan.net - Mr. Trần Trung Kiên – Tác giả - Cố vấn Tác giả) –– Người sẽ giúp bạn xuất bản sách thành công trên từng con chữ!

0 nhận xét:

Đăng nhận xét