Giải pháp xuất bản sách hiệu quả - dành cho tất cả những ai mong muốn xuất bản sách thành công - đặc biệt hữu ích cho bạn

Nếu bạn mong muốn xuất bản sách và làm giàu cho chính mình với vai trò bạn là một nhà kinh doanh hoặc là một doanh nhân thì bài viết này sẽ mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc...

Bài 2...

Bài 2...

Bài 3...

Bài 3...

Bài 4...

Bài 4...

Bài 5...

Bài 5...

Thứ Năm, 12 tháng 8, 2021

CHIA SẺ KINH NGHIỆM TỰ XUẤT BẢN SÁCH?

Chia sẻ kinh nghiệm tự xuất bản sách? Xuất bản sách viết do người Việt  và cho người Việt tại Hoàng Gia

 

Một trong những kinh nghiệm về tự xuất bản sách của tôi đó chính là tôi đã từng viết một cuốn sách đầu tay!

Câu chuyện nói bắt đầu như thế này. Vào thời còn học đại học, tôi là một trong những sinh viên thuộc nhóm cử nhân tài năng. Trong số 300 người, tôi được lọt vào top 30 cử nhân tài năng của trường. Nếu như tôi tiếp tục theo đuổi ngành Toán - Công nghệ thông tin của trường Khoa Học Tự Nhiên thì công tác đi dạy và nghiên cứu không phù hợp với ngành này tại Việt Nam. Con đường duy nhất là phát triển và học ở nước ngoài. Nhưng mà thời điểm đó, tôi có hai con đường để lựa chọn. Tôi quyết định sẽ không đi theo nghiệp giảng dạy tại Việt Nam, vì môi trường nghiên cứu đề tài khoa học Việt Nam không hữu ích cho công tác của những nhà khoa học. Những nhà khoa học Việt Nam họ kiếm ra tiền không nhiều, lương cũng không nhiều. Họ kiếm sống bằng nghề giảng dạy chủ yếu chứ không kiếm sống bằng nghề nghiên cứu.

 


Trong khi ở nước ngoài, nghiên cứu và giảng dạy là hai ngành nghề song song lẫn nhau. Vào thời điểm đó, tôi chợt nhận ra một điều, nếu tôi tiếp tục đi theo con đường này thì chỉ có một con đường duy nhất là du học nước ngoài. Nhưng tôi tự hỏi, rốt cuộc mình chọn ngành Toán vì lý do nào? Quay trở lại quá khứ, tôi chợt nhận ra rằng chọn ngành Toán và học toán cho đến đây, dù có giỏi nhưng không phải là đam mê thật sự của bản thân. Đam mê của tôi là Văn học, đam mê trở thành tác giả. Và đó là lý do tại sao tôi bắt đầu khởi nghiệp, chính xác là khởi nghiệp trong ngành tác giả.

 

Và quyển sách đầu tay mà tôi thực hiện trong hơn 3 tháng liền để hoàn thành. Ngày xưa đi vào thư viện để đọc sách thì bây giờ tôi vào thư viện là để viết sách. Sau đó, tôi đi tìm nhà xuất bản, hầu hết họ đều từ chối. Một trong những lý do họ đưa ra là tác giả trẻ quá. Tôi không biết từ “trẻ” nghĩa là gì. Thời sinh viên thì trẻ thật. Nhưng bây giờ, tôi cũng không biết khái niệm “trẻ” trong lĩnh vực xuất bản sách là như thế nào? Chắc có lẽ người ta cho rằng những tác giả phải từ 40, 50, 60 tuổi chứ những người mà dưới 30 tuổi thì đều được gọi là trẻ hết. Tôi nhớ, mình phải đi qua đâu đó khoảng chừng hơn 10 nhà xuất bản, tất cả đều từ chối bản thảo của tôi mà không biết lý do là gì. Lật lại lịch sử, đúng là những tác giả đầu tay cũng như thế, JK Rowling đã từng đi qua hơn 21 nhà xuất bản và tác phẩm của bà cũng không được đồng ý cho đến nhà xuất bản tiếp theo. Một tác giả khác như là Jacken Field, ông ta cũng chia sẻ rằng phải đi qua đâu đấy hơn 10 nhà xuất bản đều không đồng ý.

 

Và tôi cũng nằm trong số phận đó. Lúc đấy, tôi nghĩ rằng mình phải kiên trì đi tiếp, hoặc là off luôn dự án này. Tôi rất muốn off luôn dự án, nhưng tôi cảm thấy rất đau đáu bởi vì nó giống như một đứa con tinh thần của mình được sản xuất, từ bỏ nó chẳng khác gì chon vùi luôn giấc mơ của mình. Và tôi quyết định đi theo con đường mà tôi nghĩ rằng bất cứ thì con đường nào sau đó theo cũng được. Tôi liên hệ với một đơn vị, không phải là đơn vị nhà xuất bản mà là đơn vị phát hành sách. Đơn vị phát hành họ chuyên phát hành những quyển sách bằng con đường mua lại tác phẩm mà không phải là nhà xuất bản. Đó là hai lĩnh vực khác nhau hoàn toàn. Vì vai trò chính của họ là kinh doanh sách.

 

Khi tôi đi đến đơn vị đó, họ cũng không đồng ý. Bởi vì lý do của họ không đồng ý vì họ cho rằng bản thảo của tôi có vấn đề. Tôi nói: “Nếu như bản thảo của tôi có vấn đề thì tôi quyết định đầu tư. Tôi quyết định trở thành nhà kinh doanh. Ông là nhà kinh doanh, tôi cũng là nhà kinh doanh, tôi muốn đầu tư tiền vào tác phẩm của tôi và tôi chịu trách nhiệm hết tất cả những gì mà tôi đầu tư cho tác phẩm của mình xuất bản”. Từ đấy, tôi thấy cho mình một con đường riêng.

 

Lần đầu tiên tôi biết khái niệm tự xuất bản: Tự xuất bản chính là tự chịu trách nhiệm trong quá trình xuất bản sách của mình, dù nó có thất bại hay thành công. Khái niệm từ xuất bản trên thế giới rất đơn giản, nó được gọi là self-publishing. Khái niệm đó được gọi tương tự như khái niệm self- help - tự phát triển bản thân. Tự xuất bản không phải là muốn làm gì thì làm. Không. Con đường xuất bản không hề dễ dàng. Tôi thông báo trước với tất cả các bạn, xuất bản sách không phải là một con đường dễ dàng. Và tự xuất bản sách là bạn phải tự chịu trách nhiệm về quyển sách của mình, dù nó có thất bại hay thành công.

 

Tại Hoàng Gia, chúng tôi gọi đó là Modern Publishing hay được gọi là xuất bản sách hiện đại. Nó khác với xuất bản sách truyền thống. Quay trở lại câu chuyện trước đó, cuối cùng, cuốn sách cũng ra đời với các khoản đầu tư đâu đó khoảng 30% giá trị của quyển sách. Trong vòng 6 tháng sau đó, tôi đã kiếm tiền từ việc xuất bản sách, mỗi tháng đâu đó khoảng 10 triệu. Và đó là một trong những thành công đầu tay của tôi, quyển sách đó cũng là một trong những quyển sách bán chạy. Tôi vinh dự đoạt giải sách được bạn đọc yêu thích, bình chọn hàng đầu Việt Nam. Và vì lý do đó cho nên tôi tin rằng, con đường mà tôi trở thành một tác giả cũng như con đường xuất bản sách là một con đường hiệu quả có thể giúp các tác giả xuất bản sách thành công.

 

Và đó là câu chuyện nghề nghiệp về liên quan đến tự xuất bản sách. Tôi tin rằng bất kỳ ai bước vào ngành nghề này cũng có cho riêng mình những kinh nghiệm khác nhau. Đây là một trong những kinh nghiệm mà tôi nghĩ rằng rất hữu ích cho tất cả những người làm công tác xuất bản sách và đưa quyển sách của mình đến với cộng đồng.

(Hanna - Royal Reporter)

 

Mọi chi tiết liên hệ:

Trần Trung Kiên – Tác giả - Cố vấn

Hotline: 0902467524

Email: trantrungkien@danhnhan.nethoixuatban@gmail.com

Website: www.trantrungkien.comwww.hoixuatban.com

 

Thứ Tư, 4 tháng 8, 2021

QUY TRÌNH KIỂM DUYỆT XUẤT BẢN CỦA MỘT TÁC PHẨM NHƯ THẾ NÀO?

 Kiểm duyệt tác phẩm, kiểm duyệt xuất bản sách

 

Mỗi nhà xuất bản sách có những quy trình kiểm duyệt xuất bản sách khác nhau. Nhưng hầu hết những quy trình kiểm duyệt chung quy lại chỉ gồm các công tác cấp phép, tức là đăng ký xuất bản, và sau đó là giấy phép xuất bản như là một  phụ tùng pháp lý. Riêng tại nhà xuất bản Trẻ, ngoài công tác xuất bản sách như là một thủ tục pháp lý, họ còn phát hành sách.

 


Chúng ta biết rằng các công tác phát hành sách đã từng được nhà nước hóa, hay nói cách khác không có công ty tư nhân nào làm được việc phát hành sách. Và nhà xuất bản sách là người cũng là nơi chịu trách nhiệm phát hành sách. Nhưng thật ra khoảng đầu năm 2000, khi Việt Nam mở cửa, có những nhà phát hành sách tư nhân hay được gọi là những nhà phát hành sách cấp phép tư nhân. Họ là những nhà phát hành sách được xuất bản sách thật sự, còn những nhà xuất bản sách làm các công tác thủ tục về cấp phép. Tuy nhiên, chúng ta cần phải nhớ rằng những thủ tục cần phải cấp phép không chỉ đơn giản là những thủ tục pháp lý. Đó còn là những quyền hạn mà họ được phép làm, cũng như những thứ chúng ta cần phải đi qua để công tác được thực thi.

 

Vậy thì câu trả lời là những nhà xuất bản, như nhà xuất bản Trẻ sẽ công tác cấp phép xuất bản sách. Nhưng đó không phải là công tác chính, các công tác chính của nhà xuất bản Trẻ làm công tác xuất bản sách như những đơn vị phát hành sách tại Việt Nam. Với tất cả những nhà xuất bản còn lại,như nhà xuất bản Hồng Đức, công tác cung cấp các phép giấy phép xuất bản dành cho các công ty phát hành hoặc là cho những tác giả tự do. Chúng ta hình dung một điều, vai trò đó là vai trò vĩnh cửu của những tác giả.

 

Tại sao nó được gọi là vai trò vai trò vĩnh cửu trên con đường các tác giả cũng như những nhà phát hành sách có thể phát hành sách thành công? Mặc dù nó chỉ là công tác mang tính chất Nhà nước, nhưng sẽ rất là hiệu quả để đảm bảo vai trò của tư tưởng văn hóa, cũng như vai trò của chính trị, đảm bảo mọi thứ được đi theo đúng đường lối và hiệu quả.

 

Vậy thì mỗi nhà xuất bản sách sẽ có những quy trình, những thủ tục cũng như những cách thức làm việc khác nhau. Tóm lại, có hai vai trò chính của nhà xuất bản. Vai trò thứ nhất, vừa xuất bản sách, vừa phát hành sách. Vai trò thứ hai chỉ có công đoạn xuất bản mà thôi. Đó là những gì chúng ta có thể hiểu về vai trò của việc xuất bản.

(Hanna - Royal Reporter)

 

Mọi chi tiết liên hệ:

Trần Trung Kiên – Tác giả - Cố vấn

Hotline: 0902467524

Email: trantrungkien@danhnhan.nethoixuatban@gmail.com

Website: www.trantrungkien.comwww.hoixuatban.com

 

 

TẠI SAO CẦN PHẢI ĐỌC SÁCH “NGƯỜI GIÀU NHẤT THẾ GIỚI”?

 CẦN PHẢI ĐỌC SÁCH “NGƯỜI GIÀU NHẤT THẾ GIỚI”? 

Thật ra để đọc sách “Người Giàu Nhất Thế Giới”, có rất nhiều lý do.

 


Một trong những lý do quan trọng là quyển sách này chia sẻ một trong những cách thức không phải về làm giàu, cũng không phải là về nghĩ giàu, mà là về sự tự nhận thức về sự giàu có. Mỗi một con người vốn dĩ đã có nó rồi. Đây không phải là một cuốn giảng dạy phương pháp làm giàu như “Nghĩ Giàu Làm Giàu”, hay là “Cha Giàu Cha Nghèo”,... Mà đây là một cuốn sách rất đặc biệt. Nó được dựa trên những câu chuyện huyền thoại thế giới về tự nhận thức về sự giàu có của chính mình. Quá trình tự nhận thức về sự giàu có của chính mình diễn ra như thế này. Nếu như bất kỳ ai đến trong đời chúng ta không thể lấy đi một gì trong cơ thể chúng ta với giá 1 triệu đôla, thì vốn dĩ bạn đã có 1 triệu đôla rồi. Không ai đến đổi mạng sống của mình để lấy số tiền đó thì một người vốn dĩ đã có số tiền đó rồi. Vậy nên sự sống rất quan trọng.

 

Đó là lý do tại sao những quá trình tự nhận thức về sự giàu có là nền tảng để cho nghĩ giàu và cũng là nền tảng để làm giàu. Quá trình tự nhận thức đó đã có sẵn sự trong mỗi người. Vấn đề là họ có quyết định lưu thông sự giàu có đó ra không. nói Khi con người chần chừ việc xuất phát từ tiếng nói nhỏ thì sự giới hạn của tâm trí là rất nhiều, cũng là lý do dẫn đến không đạt được sự giàu có đúng nghĩa. Đây thực sự là một quyển sách nền tảng để mọi người suy ngẫm về sự giàu có. Khi một người tự nhận thức về sự giàu có, họ sẽ dễ dàng để triển khai sự giàu có ra bên ngoài, hiển lộ ra bên ngoài.

 

Vậy thì theo anh vì sao tác phẩm “Người Giàu Nhất Thế Giới” lại được ra đời?

 

Thứ nhất, phải nói một điều rằng, tôi không phải là tác giả của quyển sách này. Đây là một quyển sách được viết ra từ các thông điệp vũ trụ và giống như tôi là người chấp bút vậy. Bởi vì lý do ra đời của quyển sách này bắt đầu từ vai trò truyền tải thông điệp vũ trụ. Thậm chí, cũng không nên quan tâm gì đến tác giả quá. Trong bất kỳ những việc gì ở trên đời, ví dụ như một đĩa cơm, thì người ta quan trọng đến cơm hơn, bởi vì quan trọng là nó có hữu ích và giúp ích được không. Hay ví dụ, hầu hết những sản phẩm trên đời, ví dụ như chiếc điện thoại đang sử dụng là gì, hay thậm chí là người tạo ra trang web là gì?,…. Khi bạn đã sử dụng vật một cách hữu ích và đưa nó vào trong cuộc sống thì đôi khi không quan trọng là tác giả là ai đâu. Một trong những lý do tâm trí con người suy nghĩ về tác giả là họ sẽ bản ngã nó.

 

Tức là, họ xem là đối tượng tác giả là người như thế nào, hay đến mức độ nào thì nó là sự đó là bản ngã. Bản ngã luôn nói với chúng ta rằng, phải có cái này mới nên có cái kia. Thật ra, nó không phải là con đường đi đúng. Con đường đi đúng thật sự là một người là ai là thế giới bên trong, chứ không phải là thế giới bên ngoài. Tức là, bên trong mỗi người đã có sẵn mọi thứ để họ đạt được sự thành công rồi. Quay trở lại câu chuyện “Người Giàu Nhất Thế Giới”, sau hết tất cả hành trình của cuốn sách, bạn hãy tự nhận thức ra ai là giàu có nhất. Đó có thể là bạn, có thể là người xung quanh bạn, có thể là một nhân vật nào đó trong cuốn sách, hoặc là người nào đó mà bạn nhận ra được. Khi bạn nhận ra được điều đó, tức là sẽ nhận ra thì bạn cũng chính người giàu có. Và đây là câu trả lời cho câu hỏi khi một ai đó nhận ra họ là ai, tức là khi một ai đó nhận ra họ, thì họ sẽ hiển lộ theo điều đó.

 

Vậy anh có nhận được những feadfback, những cảm nghĩ gì của độc giả sau khi đọc quyển sách không?

 

Thứ nhất là những cảm nhận từ trên TiKi, mọi người đều đánh giá là nó rất sâu sắc, rất thú vị, rất tuyệt vời. Phần còn lại là do quá trình ban đầu, khi làm nên cuốn sách nó có hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là những quyển sách đầu tiên, chúng bị một lỗi là sai chính tả do update file có vấn đề. Cho nên nếu độc giả có không hài lòng, chủ yếu chỉ liên quan đến vấn đề về lỗi chính tả. Những độc giả nhẹ nhàng, họ hoàn toàn có thể bỏ qua. Nhưng với những độc giả khó tính, có lẽ họ sẽ cho rằng đây là một cuốn sách cẩu thả. Nhưng ở những lần tái bản sau, mọi thứ đã được 100%. Tất cả các feadback đều là tốt. Nói chung đều từ 4 sao trở lên. Không có cái nào dưới 3 sao cả, từ 4 - 5 sao. Tất cả độc giả đều quan tâm đến ở mức độ rất tuyệt vời.

 

Vậy theo anh thì những ai cần đọc quyển sách “Người Giàu Nhất Thế Giới” này?

 

Đối với cuốn sách “Người Giàu Nhất Thế Giới”, tất cả mọi người đều nên đọc quyển sách này. Có ba lý do. Lý do thứ nhất, có lẽ trong thời đại ngày nay, mọi người đều quan tâm đến sự giàu có, tức là quan tâm đến điều mà mình muốn khi giàu có. Đối với xã hội, ta có 3 tầng lớp: nghèo, giàu và trung lưu. Đối với những người rất nghèo, luôn có những tiếng nói nhỏ bật dậy, hình thành lên những khó khan ngăn cản việc làm giàu. Những người không vượt qua thử thách được, cuốn sách này sẽ giúp bạn chặn đứng hết tất cả các tiếng nói nhỏ đó. Đối với tầng lớp trung lưu, họ lại bị một tiếng nói khác, đó là họ nhìn thế giới quan dựa trên thế giới tư sản như là tài sản. Đây là một mối nguy hiểm. Quyển sách này sẽ giải quyết vấn đề đâu là tài sản, đâu thật sự là tư sản. Thế giới rất rõ ràng. Và khi tự nhận thức được về sự giàu có cho chính mình, chúng ta sẽ tự nhận thức được mình là nguyên nhân của tài sản, và những gì mà mình sở hữu mà người khác sử dụng thì nó mới là tài sản.

 

Còn những gì mình sở hữu mà mình sử dụng thì phải là tư sản. Đó là lý do tại sao trong suốt nhiều năm trước, Robert Koyasaki đã từng nói, tất cả những người trung lưu hãy nhớ ngôi nhà của bạn là tư sản. Những người trung lưu họ không đồng ý, vì họ dành cả cuộc đời, rất nhiều năm để mua ngôi nhà của mình thì làm sao nó trở thành tư sản được. Nhưng mà trong cuộc đấu tranh ấy, Robert vẫn thắng. Bởi vì ông ta đã phân tích ra thế nào là tài sản, tức là thế nào là property, thế nào là royalty, và thế nào là tư sản.

 

Còn lý do dành cho những người giàu thì hầu hết những người giàu mà tôi tặng quyển sách này, họ cũng rất hứng thú. Bởi vì điều kỳ lạ là đối với những nhân vật ở Việt Nam, tôi đã tặng quyển sách này cho những triệu phú, thậm chí là những người có vốn hóa xây dựng trên 15.000 tỷ. Những nhân vật rất lớn. Họ đều thấy đây là một cuốn sách rất hay. Một trong những lý do mà cuốn sách này hay đó là sự giàu có một tinh thần - sự giàu có về tư duy. Đôi khi, nó còn quan trọng hơn sự giàu có về vật chất. Sự giàu có về vật chất có thể đem đến sự giàu có, nhưng nó không đem đến sự thanh thản về tâm hồn. Nhưng một người giàu có về tư duy, họ có thể không có một đồng nào nhưng họ vẫn có được sự thanh thản về tâm hồn. Đó là điều những người giàu có vật chất họ không có được. Đó cũng là lý do tại sao những người đã giàu có rồi thì họ muốn đạt được sự giàu có về vật chất và cả tâm hồn.

 

Chúng ta đang nói về sự giàu có về tâm hồn, hay nói cách khác về sự giàu có về linh hồn - sự giàu có về tâm trí. Cuốn sách này sẽ giúp cho những người giàu có tái nhận thức về quá trình, và họ thấy được một điều rằng, làm thế nào để thanh thản khi nằm ở trên một đống tiền. Chúng ta phải hiểu được một điều rằng, chúng ta phải sống trên sự thanh thản dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Đấy là lý do tại sao mọi người đều cần đọc sách “Người Giàu Nhất Thế Giới”.

 

Theo anh, cuốn sách “Người Giàu Nhất Thế Giới” sẽ giải quyết được vấn đề gì cho người đọc?

 

Có ba vấn đề được giải quyết cho người đọc. Vấn đề thứ nhất, giải quyết về sự tự nhận thức về sự giàu có. Điều này điều này con người không tự làm được. Đó là lý do tại sao những khóa học làm giàu cũng không giải quyết được. Bởi vì sự tự nhận thức về sự giàu có là một quá trình mang yếu tố ân điển, hay nó là một quá trình mang yếu tố ân sủng. Đây là lý do quan trọng nhất. Chúng ta cứ nhìn lên bầu trời tưởng tượng. Nhìn lên không gian, chúng ta thấy không gian có những vì sao. Câu hỏi đặt ra: không gian có phải là những vì sao không? Không! Không gian chính là không gian chứa những vì sao, chứ không gian không phải là các vì sao. Những vì sao là rất nhỏ so với không gian. Vì không gian là một thứ rất lớn. Bởi vì nếu nó không lớn thì nó sẽ không thể chứa các vì sao được, và nó chính là một khoảng không vô tận. Và bạn chính là các khoảng không đó. Còn các tiếng nói nhỏ giống như các vì sao. Nhưng mà oái ăm là, chúng ta lại vô tình đồng nhất mình với các tiếng nói nhỏ, giống như không gian đồng nhất mình với các vì sao. Đó là lý do tại sao lại sinh ra những kết quả nhỏ bé, vì chúng ta tự nghĩ mình là người nhỏ bé. Đó là câu hỏi thứ nhất là giải quyết vấn đề về tự nhận thức.

 

Thứ hai, nó giải quyết vấn đề là ở chỗ những nguyên lý. Có 28 nguyên lý, hay còn gọi là 28 bí quyết, 5 bài kinh - hay còn gọi là 5 bài cầu nguyện, ổng cộng là 33 cuộn kinh. Hãy nói cách khác là tổng cộng là 33 bí quyết. Tất cả những bí quyết này là những bí quyết nền tảng nhất, nó không đơn giản từ tâm trí của con người mà nó đến từ tâm Vũ Trụ. Chúng ta hình dung ra bản thân của vũ trụ là mẹ đẻ của mỗi sự giàu có, hay gọi là nguồn gốc của sự giàu có. Không phải sự giàu có đến từ thế giới của chúng ta, mà sự giàu có tức là sự dư vật đến với thế giới thông qua ta và vì thế ta trở nên giàu có. Hai khái niệm này khác nhau hoàn toàn.

 

Chúng ta hình dung rất là đơn giản. Một người đi gieo hạt thì làm sao hạt giống ra quả, hạt giống nó ra cây? Đâu phải là hạt giống tự muốn lên cây. Nhưng tại sao nó vẫn nảy mầm, ra quả? Thứ gì làm cho hạt giống lên cây và ra quả? Câu trả lời chính là sự sống của vũ trụ đã tác động lên hạt giống. Và nó là một quyền lực. Vậy điều gì xảy ra nếu mọi người sống dựa trên các quy luật đó? Chúng ta sẽ thấy sự dư vật đến. Mọi người sẽ không lấy từ lẫn nhau, không có cướp bóc lẫn nhau hay triệt tiêu nhau để có được thứ mình muốn. Không! Tự nhiên không vận hành theo cách đó. Con người mới vận hành theo cách là cho tôi được gì và người khác mất đi đó. Còn vũ trụ là dư vật.

 

Đó là lý do tại sao câu quan trọng nhất trong cuốn sách “Người Giàu Nhất Thế Giới” là: “giàu có là sự tự do”.  Điều gì mang đến cho bạn sự tự do tức là bạn đã có được sự giàu có trước đó. Nếu bạn trên con đường đi tạo ra sự giàu có thì chính con đường đó sẽ dẫn bạn đến sự tự do, chứ không phải dẫn một người đến sự nô lệ. Không phải sự nô lệ tạo ra sự giàu có, dù bạn có thể được trả bao nhiêu tiền. Bởi vì nếu điều đó xảy ra thì nó không phải là sự giàu có nói là sự tù túng.

 

Thứ ba, chúng ta nhận được trong quyển sách, khi chúng ta có một định nghĩa chính xác về sự giàu có là tự do, “Rich is Free” hay “Wealthy is Free”, ta có Free financial hay Finacial Freedom. Từ “free” trong Tiếng Anh có nghĩa là sự tự do, nhưng đồng thời cũng có một nghĩa rất hay, sự miễn phí.

 

Cách làm giàu đúng nghĩa chính là tất cả những gì mà chúng ta nhận được trên cuộc đời luôn là sau so với những gì mà chúng ta đã cho đi. Bản thân của sự giàu có là cho đi, và lý do để trở nên giàu có nhiều hơn là để cho đi nhiều hơn. Đó là  nguyên lý cuối cùng. Nếu giàu có là sự tự do thì giàu có tức là miễn phí. Và để có được sự miễn phí cuối cùng, chúng ta phải là người cho đi ngay từ thời điểm xuất phát. Chúng ta hình dung ra nó có nghĩa là gì? Có nghĩa là để có được sự miễn phí cuối cùng mà chúng ta có thể đạt được, sự cho đi của chúng ta phải gần như vô tận và chúng ta đưa nó ra bên ngoài. Đến một lúc nào đó chúng ta sẽ nhận lại những điều chúng ta muốn. Điều kỳ lạ là chúng ta sẽ không bao giờ đạt được những điều mình muốn, cho đến khi chúng ta cho đi nhiều hơn những gì điều mình muốn. Và đó là lý do tại sao sự cho đi là phải là một kênh dẫn liên tục. Đó là một cách làm giàu không như cách làm giàu bình thường.

 

Có ba vấn đề quan trọng được giải quyết vấn đề trong cuốn sách “Người Giàu Nhất Thế Giới”. Thứ nhất là vấn đề về sự nhận thức của mọi người là sự giàu có. Vấn đề thứ hai là giàu có chính là sự tự do. Và vấn đề thứ ba đó là, để đạt được điều mà chúng ta mong muốn thì chúng ta phải là người cho đi. Ngay khi làm điều đó, chúng ta đã giàu có rồi chứ không phải là việc chúng ta nhận lại mới khiến chúng ta giàu có.

(Hanna - Royal Reporter)

 

Mọi chi tiết liên hệ:

Trần Trung Kiên – Tác giả - Cố vấn

Hotline: 0902467524

Email: trantrungkien@danhnhan.nethoixuatban@gmail.com

Website: www.trantrungkien.comwww.hoixuatban.com