Giải pháp xuất bản sách hiệu quả - dành cho tất cả những ai mong muốn xuất bản sách thành công - đặc biệt hữu ích cho bạn

Nếu bạn mong muốn xuất bản sách và làm giàu cho chính mình với vai trò bạn là một nhà kinh doanh hoặc là một doanh nhân thì bài viết này sẽ mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc...

Bài 2...

Bài 2...

Bài 3...

Bài 3...

Bài 4...

Bài 4...

Bài 5...

Bài 5...

Hiển thị các bài đăng có nhãn Hướng dẫn những bước cơ bản để viết văn hay. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hướng dẫn những bước cơ bản để viết văn hay. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2018

Hướng dẫn những bước cơ bản để viết văn hay

Nếu bạn muốn trở thành nhà văn khi còn rất trẻ hay ngay cả khi bạn đã trưởng thành, đều có những khó khăn bạn phải đối mặt với nó. Nhiều bạn luôn hỏi rằng làm sao để có thể viết văn hay, thu hút độc giả. Đó quả là vấn đề và  thắc mắc của rất nhiều người chứ không chỉ riêng những nhà văn. Bạn có thể tham khảo nhiều bài viết, hay tham gia lớp học, nhờ tư vấn để viết văn hay hơn.
1.Nắm bắt người đọc

Đừng đặt họ vào xiềng xích theo nghĩa đen! Ở đây, nắm bắt người đọc có nghĩa là bạn hãy làm họ đắm chìm trong tác phẩm của bạn. Để họ bị hút vào bài viết sao cho họ đọc, đọc nữa, và không bao giờ muốn ngừng lại, và sao cho họ muốn bị xích vào quyển sách tiếp theo của bạn. Để làm được điều này, hãy sử dụng một số phương pháp sau:
Giác quan. Chúng ta cảm nhận và trải nghiệm thế giới thông qua tất cả giác quan. Một tác phẩm sâu sắc và thuyết phục là tác phẩm cho phép người đọc thấy, chạm, nếm, nghe, và ngửi được.
Chi tiết cụ thể. Loại chi tiết này mang đến cảm nhận cụ thể về sự việc đang xảy ra trong bài viết. Thay vì miêu tả bức tranh một cách khái quát – “cô ấy đẹp” – hãy đưa ra chi tiết cụ thể hơn: “Cô ấy có bím tóc dài màu vàng, xen lẫn với đóa hoa cúc”.

2.Viết về chủ đề mà bạn am hiểu
Nếu bạn quen thuộc với điều gì đó, bạn có thể viết cụ thể hơn, hiện thực hơn, và sâu hơn. Nếu bạn không biết chi tiết nào là quan trọng cho dự án sáng tác, hãy tìm hiểu. Google có thể giúp bạn. Hãy hỏi người am hiểu về vấn đề này. Bạn càng biết nhiều thông tin hơn về tình huống, con người, và khung cảnh, thì bạn càng có thể diễn tả một cách chân thực trên giấy để viết văn hay hơn.

3.Cân nhắc cấu trúc



Đôi khi, cách tốt nhất để viết một câu chuyện là “Cấu trúc Thẳng”: Dẫn dắt, Cao trào, và Giải quyết. Tuy nhiên, có nhiều cách để viết câu chuyện. Xem xét cách “Vào thẳng Cốt truyện” - ở đây, câu chuyện sẽ bắt đầu với mật độ sự vật, sự việc dày đặc. Hoặc câu chuyện sẽ rải rác nhiều cảnh hồi tưởng. Hãy chọn cấu trúc dựa trên tiến trình câu chuyện của bạn.

4.Xem xét Quan điểm Kể chuyện (QĐKT)
Có tổng cộng 9 quan điểm kể chuyện khác nhau. Có 3 loại chính là kể chuyện theo Nhân vật ngôi thứ nhất, thứ hai, và thứ 3. Khi quyết định quan điểm kể chuyện, hãy nghĩ bạn muốn người đọc tiếp nhận thông tin gì.

       QĐKT theo ngôi thứ nhất: sử dụng “Tôi”
  • chủ quan – người tường thuật là diễn viên chính và là người kể của câu chuyện
  • khách quan – người thường thuật không kể về câu chuyện của bản thân họ mà là câu chuyện của nhân vật trung tâm
  • Nhiều người (chúng tôi) – một tập thể người tường thuật, có thể là nhóm nhiều người
QĐKT theo ngôi thứ 2: sử dụng “Bạn”
  • bị đảo ngược, người tường thuật xem anh ta hoặc cô ta là nhà văn, và có thể tách biệt họ với suy nghĩ/tính cách/ký ức tiêu cực
  • Bạn = một nhân vật khác với tính cách thực sự của họ
  • Bạn = xưng hô trực tiếp với người đọc
  • Bạn = người đọc là nhân vật tích cực trong câu chuyện
  QĐKT theo ngôi thứ 3: sử dụng tên nhân vật
    • thông suốt – người tường thuật am hiểu mọi vấn đề, tự do kiểm soát câu chuyện, hoàn chỉnh uy quyền, và lật đổ mọi phán quyết
    • giới hạn – QĐKT này bỏ sót vài thứ. Tầm nhìn của bạn sẽ nhỏ hơn vì bạn bị giới hạn vào nhân vật nhiều hơn
    • suy nghĩ và cảm xúc của nhân vật đơn lẻ - tác phẩm Harry Potter chỉ giới hạn ở suy nghĩ và cảm xúc của nhân vật Harry
    • người quan sát trực tiếp – người tường thuật chỉ ra tình huống, nhưng không thể cảm nhận một cách chính xác cảm xúc của nhân vật
    • người có khả năng đoán trước tình thế - người tường thuật là điệp viên, đang quan sát tình huống từ góc độ khá xa, nhưng không thể biết hết mọi thứ vì thông tin bị giới hạn bởi vị trí người tường thuật
  • NHỮNG LƯU Ý:
    ·      Bạn phải thực sự mong muốn và khao khát trở thành nhà văn. Tìm hiểu về điều bạn muốn viết và chắc chắn rằng đó là niềm đam mê sẽ đưa bạn đến nơi mà bạn chưa từng đến trước đó, và bạn sẽ thấy rằng bạn có thể làm bất cứ điều gì mong muốn trong cuộc sống, bởi vì nếu bạn tin bản thân làm được thì bạn có thể làm được.
    ·      Bạn đừng bao giờ sáng tác chỉ vì tiếng tăm và tiền bạc.
    ·      Hãy chuẩn bị cho sự thay đổi khi được chấp nhận. Nếu nhà xuất bản sách muốn thay đổi một vài chi tiết trong sách của bạn, cố gắng thỏa thuận với họ, hoặc từ chối.


               Nếu bạn có nhu cầu xuất bản sách thì hãy lên hệ qua Hotline: 0902467524 - Email: trantrungkien@danhnhan.net - Mr. Trần Trung Kiên – Tác giả - Cố vấn Tác giả) –– Người sẽ giúp bạn xuất bản sách thành công trên từng con chữ!