Giải pháp xuất bản sách hiệu quả - dành cho tất cả những ai mong muốn xuất bản sách thành công - đặc biệt hữu ích cho bạn

Nếu bạn mong muốn xuất bản sách và làm giàu cho chính mình với vai trò bạn là một nhà kinh doanh hoặc là một doanh nhân thì bài viết này sẽ mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc...

Bài 2...

Bài 2...

Bài 3...

Bài 3...

Bài 4...

Bài 4...

Bài 5...

Bài 5...

Chủ Nhật, 25 tháng 3, 2018

Viết sách, các nguồn cảm hứng giúp bạn viết tốt hơn


Con người vốn dĩ là những người kể chuyện. Nhưng khi phải viết nên một câu chuyện hay, bạn có thể sẽ cảm thấy bối rối, ngay cả khi bạn sở hữu trí tưởng tượng sống động và vô vàn ý tưởng tuyệt vời. Bạn sẽ muốn tạo nên một tác phẩm độc đáo, chứ không phải sáo rỗng! Để viết nên một câu chuyện hay, bạn cần phải tìm cảm hứng, phát triển nội dung, và sau đó, xem xét lại những gì mà bạn đã viết cho đến khi bạn đã tạo nên câu chuyện hay nhất có thể. Nếu bạn muốn viết sách về một mẩu truyện ngắn hay, bạn chỉ cần thực hiện theo các bước đơn giản sau:


1. Tìm cảm hứng bằng cách chú ý đến thế giới và môi trường xung quanh



Nếu bạn muốn viết một mẩu truyện ngắn hay, hoặc thậm chí là truyện dài, bạn cần phải nhớ không ngừng quan sát và lắng nghe, và cho phép thế giới truyền cảm hứng cho bạn! Bạn có thể tham khảo ý kiến của người khác về thế giới xung quanh họ, vì câu chuyện mà bạn sẽ viết là dành cho nhiều dạng khán giả, vì vậy, bạn không nên chỉ theo sát quan điểm của riêng mình. Bạn cũng không nên dành quá nhiều thời gian, công sức hoặc mô tả quá mức trong tác phẩm của mình. Sau đây là một vài biện pháp khá tuyệt vời để thu thập chi tiết có thể dẫn dắt bạn hình thành một mẩu truyện ngắn:
Đọc sách. Kinh nghiệm sẽ giúp ích cho bạn. Đọc sách rất tốt cho não bộ, nó sẽ giúp cung cấp cho bạn khái niệm về một quyển sách hay được xuất bản. Tất nhiên, trên thế giới này có hàng triệu quyển sách, tuy nhiên, bạn nên cố gắng đi đến thư viện địa phương và tìm kiếm loại sách phù hợp với sở thích của bạn. Mỗi con người và mỗi quyển sách đều khác nhau. Có thể chúng sẽ cung cấp cho bạn một vài câu văn hay để bắt đầu, truyền nguồn cảmhứng, và cho bạn biết về đề tài mà bạn muốn viết. Bạn nên đọc nhiều loại sách khác nhau để tăng cường vốn từ và bạn sẽ nhanh chóng sở hữu tiền đề cho một câu chuyện tuyệt vời.
Nhận biết đặc điểm tiêu biểu thú vị của nhân vật. Có lẽ bạn nhận thấy rằng người hàng xóm của bạn thích nói chuyện với cây trồng của họ hoặc thường dẫn mèo đi dạo vào mỗi buổi sáng. Một lần nữa, phương pháp này có nghĩa là bạn cần phải hợp tác với thế giới xung quanh. Chị/em gái của bạn có phải là người lập dị? Có thể cô ấy sở hữu đặc tính này trong tính cách của mình. Bạn nên suy nghĩ về cuộc sống nội tâm của dạng người này để xem liệu bạn có thể xây dựng được một câu chuyện từ đó hay không.
Chú ý đến môi trường xung quanh. Bạn có thể đi dạo hoặc dành một chút thời gian để ngồi quan sát trong công viên và xem bạn sẽ tìm được điều gì. Có lẽ bạn sẽ trông thấy một bó hoa hồng nằm bên một rãnh nước, hoặc một đôi giày thể thao mới trên chiếc ghế trong công viên. Bằng cách nào mà chúng có mặt ở đó? Hãy suy ngẫm và mơ mộng!
Lắng nghe mọi người khi họ trò chuyện. Chỉ cần một câu nói thú vị mà bạn nghe thoáng qua cũng có thể tạo cảm hứng cho bạn viết nên một câu chuyện hoàn chỉnh. Có thể bạn sẽ nghe một ai đó nói rằng "Không ai hiểu tôi cả...", hoặc "Chú chó nhà tôi thích tra tấn mọi người đàn ông mà tôi hẹn hò...". Liệu chúng có đủ để bạn bắt đầu một câu chuyện? Chắc chắn là đủ!

2.Lấy cảm hứng từ viễn cảnh "Sẽ ra sao nếu như…"


Đây là phương pháp tuyệt vời khác để bắt đầu một mẩu truyện ngắn. Khi bạn chú ý đến thế giới, bạn không nên chỉ tập trung vào sự thật mà hãy nhớ chú tâm vào khả năng có thể xảy ra. Khi bạn thật sự chú ý đến một câu chuyện mà bạn nghe hoặc hình ảnh mà bạn trông thấy, hãy tự hỏi bản thân rằng "Nhưng sẽ ra sao nếu như nó diễn ra theo cách này thay vì cách đó?", hoặc "Người đó sẽ làm gì nếu…". Theo sát tư tưởng này sẽ giúp bạn khám phá sự bí ẩn đang ám ảnh bạn.
Bạn không cần phải biết rõ kết thúc của câu chuyện khi chỉ mới bắt đầu. Thật ra, không biết hết mọi chuyện trước khi bắt đầu viết truyện sẽ giúp bạn khám phá nhiều khả năng có thể xảy đến hơn và giúp câu chuyện của bạn trở nên mạnh mẽ hơn.
Viễn cảnh "sẽ ra sao nếu như" có thể thiên về thực tế hoặc hoàn toàn thiên về ảo tưởng. Bạn có thể hỏi bản thân rằng "Sẽ ra sao nếu như chú chó nhà mình bắt đầu nói chuyện với mình?", hoặc "Sẽ ra sao nếu như người hàng xóm yêu mến chú chó nhà mình quá mức đến nỗi một ngày nào đó họ sẽ bắt cóc nó?"

3.Tìm cảm hứng từ trải nghiệm của bản thân


Mặc dù truyện ngắn thuộc thể loại tiểu thuyết, có khá nhiều mẩu truyện ngắn thiên về tự truyện. Nếu bạn đang viết về một điều gì đó thật sự đã xảy đến cho bạn hoặc một người nào đó mà bạn biết thì đây là thể loại văn xuôi hiện thực, nhưng tìm cảm hứng thông qua trải nghiệm của bản thân và nâng cấp nó lên mức độ tiểu thuyết mới mẻ là kế hoạch tuyệt vời để viết truyện ngắn, đặc biệt nếu bạn cảm thấy như thể bạn "không có gì để viết".
Nhiều người cho rằng bạn cần "viết những gì bạn biết". Tư duy phổ biến là nếu bạn lớn lên tại một nông trại ở Ba Vì, hoặc nếu bạn dành 10 năm để cố gắng trở thành một họa sĩ ở Đà Lạt, bạn nên viết về trải nghiệm này thay vì phỏng đoán về cuộc sống của một người nào đó tại nơi mà bạn chưa từng đến.
Nhiều nhà văn nói rằng bạn nên "viết về yếu tố mà bạn không biết trong điều bạn biết". Điều này có nghĩa là bạn cần phải bắt đầu từ phạm vi mà bạn quen thuộc và tiến đến khám phá yếu tố khiến bạn tò mò hoặc không biết rõ.
Nếu bạn quá chú tâm vào sự kiện thật sự đã diễn ra, bạn sẽ không có chỗ cho sự sáng tạo. Ví dụ, có lẽ bạn từng có một người bạn thời thơ ấu, người đã dọn đi nơi khác mà không thông báo cho bất kỳ ai, hoặc có thể là khi còn nhỏ, bạn bị mê hoặc bởi người điều hành Vòng đu quay và luôn tự hỏi chuyện gì đã xảy ra với người đó. Bạn nên khám phá thế giới này và xây dựng câu chuyện từ đó.

4.Lấy cảm hứng từ câu chuyện mà bạn đã từng nghe


Luôn nhớ chú ý đến câu chuyện có thể giúp bạn tạo nên một tiểu thuyết thật tuyệt vời mà bạn bè hoặc người thân của bạn đã kể. Nếu mẹ hoặc bà của bạn thường kể về thời thơ ấu của họ, bạn nên viết chúng ra giấy. Cố gắng hình dung xem trưởng thành trong một thời điểm hoặc một nơi khác sẽ như thế nào và bắt đầu viết về các khả năng. Không nên bực bội nếu bạn không biết gì về thời điểm đó; bạn luôn có thể nghiên cứu về nó.
Khi một người bạn của bạn nói với bạn rằng "Bạn sẽ không tin nổi chuyện đã xảy đến cho tôi trong tuần trước…", hãy chú tâm. Đây có thể sẽ là phần mở đầu cho tác phẩm của bạn.
Câu chuyện có thể xuất phát từ nơi bạn hoàn toàn không nghĩ đến. Có lẽ là người DJ trên radio đang hồi tưởng về thưở nhỏ của mình trong một vài câu nói ngắn gọn, và bạn bất ngờ bị lôi cuốn bởi suy nghĩ về cuộc đời của người đó.
Bạn nên cẩn thận:nếu bạn bị mang tiếng là nhà văn "đánh cắp" câu chuyện của người khác để sử dụng cho tiểu thuyết của mình, mọi người sẽ trở nên ngần ngại trong việc mở lòng với bạn.

5.Lấy cảm hứng từ bối cảnh


 Câu chuyện có thể đến từ ý thức mạnh mẽ về nơi chốn. Trong giai đoạn này, bạn cần phải biết rõ thể loại truyện mà bạn viết. Bối cảnh của truyện Khoa học Viễn tưởng có thể là phòng thí nghiệm dưới lòng đất, hoặc một câu chuyện kinh dị trong căn chòi xiêu vẹo. Bạn không cần phải lấy cảm hứng từ bãi biển tuyệt đẹp hoặc từ kỳ nghỉ tuyệt vời mà bạn đã có tại Venice. Thay vì vậy, hãy tìm cảm hứng từ sự bình dị. Bạn nên suy nghĩ về những mùa hè mà bạn đã trải qua trên vườn táo nhà bà của bạn khi bạn còn nhỏ; nhớ về thời điểm mà bạn vui đùa tại tầng hầm trong nhà người bạn thân thời phổ thông/trung học/tiểu học.
Viết về địa điểm có thể giúp bạn phát triển nhân vật thú vị và sự mâu thuẫn.

6.Tìm cảm hứng từ bài tập viết


Bài tập viết đã giúp rất nhiều nhà văn phát triển sự sáng tạo của mình, tìm kiếm cảm hứng tại nơi mà họ không ngờ đến, và ép buộc họ phải viết khi họ cảm thấy như thể họ "không có ý tưởng". Bạn có thể bắt đầu bằng cách tập viết mỗi ngày trong vòng 10 – 15 phút để khởi động tư duy, hoặc thậm chí là tập viết trong vòng 1 giờ ngay cả khi bạn hoàn toàn không có cảm hứng. Sau đây là một vài bài tập viết tuyệt vời để giúp bạn bắt đầu:[1]
Bắt đầu câu chuyện với lời mở đầu:"Tôi chưa từng nói cho bất kỳ ai biết điều này". Nếu câu chuyện của bạn dựa trên ngôi thứ nhất, bạn có thể bắt đầu bằng "Cô ấy đóng cửa lại. Những giọt nước mắt lăn dài trên má. Có phải anh ta đã lừa dối cô ấy?".
Ngắm nhìn bức tranh của một trang trại bình thường trên cánh đồng. Sau đó, mô tả nó theo quan điểm của người vừa mới phạm tội giết người. Thực hiện tương tự nhưng với quan điểm của cô gái vừa mất đi người mẹ của mình. Quan sát sự ảnh hưởng trong cách suy nghĩ của nhân vật đến cái nhìn của họ đối với thế giới. Hãy đặt mình vào tình thế của nhân vật!
Bạn chỉ cần viết trong 10 – 15 phút. Xem xét lại mọi điều mà bạn đã viết để sửa lỗi.
Chọn người mà bạn hoàn toàn không ưa trong cuộc sống. Bây giờ, bạn có thể viết một câu chuyện dựa trên quan điểm của người đó. Cố gắng khiến người đọc cảm thông với người đó càng nhiều càng tốt. Hãy nhớ rằng – đây là câu chuyện của bạn!
Cho phép nhân vật đem lại ngạc nhiên cho bạn. Viết về nhân vật mà bạn nghĩ rằng bạn biết khá rõ, và sau đó, hãy để người này thực hiện một điều gì đó khiến bạn hoàn toàn bất ngờ. Quan sát xem liệu điều này sẽ dẫn dắt bạn đến đâu. Nó sẽ khiến câu chuyện của bạn trở nên hấp dẫn hơn.
Sự tranh cãi. Hình thành cuộc tranh cãi giữa hai nhân vật về yếu tố vô cùng tầm thường, ví dụ như người nào sẽ đi đổ rác, hoặc người nào sẽ trả tiền cho bộ phim. Bạn nên nói rõ rằng cuộc tranh cãi này là về một điều gì đó to tát và nghiêm trọng hơn như ai sẽ kết thúc mối quan hệ này, hoặc ai đã cho đi quá nhiều nhưng không nhận lại được bất kỳ điều gì. Hãy để cho đoạn hội thoại làm công việc của mình. Tuy nhiên, tránh làm nó trở nên nhàm chán.
Ngôn ngữ cơ thể. Viết mô tả cho hai nhân vật đang ngồi cạnh nhau trong vòng 500 từ. Bạn cần phải cho đọc giả của bạn nhận thấy rõ cảm giác mà hai nhân vật này dành cho nhau mà không sử dụng đến lời đối thoại.

7.Tìm cảm hứng từ các mẩu truyện ngắn

Nếu bạn muốn thành thạo trong việc viết truyện ngắn, bạn cần phải tham khảo càng nhiều truyện ngắn càng tốt. Bạn nên đọc cả thể loại truyện kinh điển lẫn đương đại, và sử dụng kỹ năng viết lách của người khác để tạo cảm hứng cho chính mình viết nên câu chuyện ngắn của riêng bạn.




Nếu bạn có nhu cầu xuất bản sách thì hãy lên hệ qua Hotline: 0902467524 - Email: trantrungkien@danhnhan.net - Mr. Trần Trung Kiên – Tác giả - Cố vấn Tác giả) –– Người sẽ giúp bạn xuất bản sách thành công trên từng con chữ!

Thứ Tư, 21 tháng 3, 2018

Biên tập sách có quan trọng hay không? Làm sao để tìm kiếm biên tập viên chuyên nghiệp?

Công việc biên tập sách gồm những gì?


Trước hết là một cái nhìn bao quát mang tính đánh giá về cuốn sách tương lai: Nó thêm được những nội dung gì cho độc giả? Nó có gì mới hơn so với một loạt cuốn sách có đề tài gần gũi với nó? Thử đặt vào vị trí công chúng để hình dung tác dụng của cuốn sách sẽ ra mắt, v.v… Bên cạnh đó là sự phát hiện những chỗ sai, chỗ yếu, chỗ thiếu…ở bản thảo cần được sửa chữa hoặc bổ sung để hoàn chỉnh trước khi đưa in. Sự phát hiện này phải đi kèm với việc người biên tập sách có khả năng trình bày và thuyết phục được tác giả cũng thấy như vậy và cùng hợp tác khắc phục. Đó là những việc mà người biên tập viên phải xử lý được trước một bản thảo sách thông thường. Riêng đối với loại sách biên khảo, chuyên đề nghiên cứu,…, công việc biên tập còn phải thể hiện cái nhìn của một nhà nghiên cứu đối với công trình mới của nhà nghiên cứu là tác giả cụ thể này (giúp tác giả tránh những sai sót không đáng có trong dữ liệu, trong nhận định, đánh giá…), công việc biên tập viên cũng phải thể hiện trách nhiệm của nhà xuất bản đối với người dùng sách thông qua năng lực làm các chú thích về nhân vật, về sự kiện lịch sử hoặc văn hoá, các chú thích về từ ngữ, năng lực thực hiện những bảng chỉ dẫn tra cứu (tra cứu chủ đề, tra cứu tên riêng) ở cuối sách. 

Khi hình thức liên kết xuất bản trở nên phổ biến, nhà xuất bản chỉ đứng tên còn các công ty sách đảm nhiệm mọi khâu, kể cả việc biên tập. Đội ngũ biên tập viên trẻ tuổi hình thành từ đó. Họ đọc bản thảo và quyết định liệu chúng có nên được xuất bản hay không và khi xuất bản thì loại sách này có bán chạy không? Quyết định này sẽ được kiểm chứng là đúng hay sai qua con mắt thị hiếu của người tiêu dùng. 

Những kĩ năng và trình độ cần có của một biên tập viên sách



Điều kiện đầu tiên với một biên tập viên là khả năng ngôn ngữ tốt, sử dụng từ ngữ, ngữ pháp chuẩn, linh hoạt, vốn từ rộng, hiểu được các từ cổ, ít dung cũng như những biến thể mới của ngôn ngữ hiện đại. Bởi vậy, phần lớn các biên tập viên của các đơn vị xuất bản đề có trình độ học đại học trở lên, thường là bằng chuyên ngành ngữ văn hoặc các ngành xã hội – nhân văn khác.
Để biên tập sách chuyên môn, người biên tập cần có năng lực về chuyên môn đó. Ví như sách về khoa học kĩ thuật thì một biên tập viên dù có tốt nghiệp đại học chuyên ngành ngữ văn loại ưu cũng khó mà biên tập được. Khi biên tập các tác phẩm nghệ thuật, yêu cầu biên tập viên phải có độ nhạy cảm ngôn ngữ, hình tượng như người sáng tác. Bởi vậy, chúng ta thường thấy những biên tập viên văn chương thường cũng là một nhà văn, nhà thơ. 

Ngoài trình độ học vấn thì yếu tố không thể không nhắc đến là niềm đam mê đọc sách. Thật vậy, nếu bạn đam mê đọc thì bạn sẽ có một khả năng cảm thụ nhất định về nội dung của sách từ đó công việc biên tập sẽ dễ dàng hơn. Và cũng nên nhớ khi bạn vừa bắt đầu với sự nghiệp của người biên tập sách, bạn không nên ôm đồm mọi chủ đề. Bạn nên chọn cho mình một chủ đề là thế mạnh của bản thân như sách lịch sử, kinh doanh, làm vườn hay tiểu thuyết trinh thám. Hãy chọn một thứ khi khởi đầu và hoàn thiện bản thân trong lĩnh vực đó rồi bạn mới có thể phát triển sang lĩnh vực khác về sau. 



Ngoài ra, cần phải bồi dưỡng kiến thức ngoại ngữ để có thể tiếp cận dễ dàng với kho sách của nhân loại, từ đó cho ra đời những cuốn sách có giá trị quốc tế.
Việc biên tập ở các công ty thường được làm theo nhóm, nhờ vậy, các biên tập viên sẽ tự tin hơn, nhưng cũng dễ nảy sinh bất đồng do các bạn trẻ thường đặt "cái tôi" cao nên nhiều khi làm việc cũng căng thẳng. Để hạn chế điều này các bạn nên tập lắng nghe nhiều hơn và tập chọn kết quả công việc theo số đông. Điều này đòi hỏi bạn phải có khả năng làm việc nhóm. 

Nếu bạn đang băn khoăn không biết tác phẩm mình đã đủ tốt chưa hay đang có ý định tìm kiếm một nhà biên tập viên chuyên nghiệp, bạn có thể tin tưởng chúng tôi. Với kinh nghiệm bề dày xuất bản sách cho những nhà văn lớn, chúng tôi tự hào đảm bảo đứa con tinh thần của bạn sẽ được chăm sóc kỹ lưỡng trước khi ra mắt công chúng.


Nếu bạn có nhu cầu xuất bản sách thì hãy lên hệ qua Hotline: 0902467524 - Email: trantrungkien@danhnhan.net - Mr. Trần Trung Kiên – Tác giả - Cố vấn Tác giả) –– Người sẽ giúp bạn xuất bản sách thành công trên từng con chữ!

Thứ Ba, 20 tháng 3, 2018

Làm thế nào để tìm kiếm nhà thiết kế bìa khi tự xuất bản? Dịch vụ thiết kế bìa



Tự xuất bản cuốn sách của bạn có nghĩa là bạn phải có nhiều kiểm soát và nhiều việc hơn cho đến khi sản phẩm hoàn chỉnh, đặc biệt quan trọng là sự kiểm soát đi kèm trách nhiệm. Thông thường, nếu bạn ký hợp đồng với nhà xuất bản, nhà xuất bản sẽ đảm nhiệm luôn cả phần thiết kế bìa. Nhưng nếu bạn tự xuất bản, bạn sẽ tự quyết định xem trang bìa của bạn sẽ trông như thế nào. Đối với lĩnh vực sách ở Việt Nam chúng ta vẫn chưa chú trọng vào bản quyền thiết kế bìa sách, họ chỉ chú trọng vào quyền tác giả thôi. Hôm nay, tôi sẽ cung cấp một số bước cơ bản giúp bạn tìm kiếm một nhà thiết kế bìa theo ý muốn của bạn.



1.Nói chuyện với bạn bè và đồng nghiệp


Dĩ nhiên bước này không thể thừa được, đa số mối quan hệ sẽ giúp ta rất nhiều trong công việc. Có thể một trong số những người bạn của bạn sẽ biết ai đó là một nghệ sĩ có tay nghề hoặc nhà thiết kế đồ họa và sẵn sàng làm việc với bạn để thiết kế bìa sách độc quyền cho bạn như là một công việc được thuê.
Các đề xuất cá nhân thường mạnh mẽ hơn là bạn để ai đó tự quyết định hết mọi thứ cho bạn. Khi bạn có mối liên hệ với nhà thiết kế, bạn có thể làm việc với họ trực tiếp mà không cần phải thông qua một ai đó, để tránh sự nhầm lẫn và không hiểu ý truyền đạt với nhau.
Làm việc với người mà bạn biết cũng có thể sẽ có giảm giá cho thiết kế bìa sách, nhưng đừng tận dụng điều này nhiều nhé!
Ngay cả khi nhà thiết kế bìa sách của bạn là một người bạn thân hoặc người thân, hãy cho thấy rằng bạn tôn trọng họ và nghề nghiệp của họ bằng cách luôn hỗ trợ cho công việc của họ, mà qua đó, họ sẽ hoàn thành thiếtkế bìa sách tốt nhất cho bạn. Nếu họ có ý định giảm giá cho bạn, hãy để cho họ đề nghị trước, bạn không nên yêu cầu.


2.Tạo một danh sách đáng tin cậy


Ngay cả khi bạn không may mắn biết ai đó sẵn sàng thiết kế bìa sách cho bạn, có rất nhiều trang giúp bạn tìm một nhà thiết kế phù hợp. Tham khảo tại đây.
Lưu ý rằng bạn không có khả năng để có được một nhà thiết kế bìa giàu kinh nghiệm, đỉnh cao theo cách này. Hơn thế nữa, công việc của các nhà thiết kế có tay nghề cao thường có nhu cầu cao, và họ sẽ không tìm kiếm việc làm trên các trang web trực tuyến.
Tuy nhiên, bạn có thể dễ dàng tìm thấy một người mới bắt đầu hoặc sinh viên có kỹ năng và tài năng để thiết kế bìa sách đẹp cho bạn mà giá rất rẻ trong khi một chuyên gia giàu kinh nghiệm sẽ tính phí rất cao.
Bạn cũng nên tránh cố gắng tìm một ai đó để tạo ra một trang bìa cho bạn miễn phí. Nếu bạn sẵn sàng thuê họ để thiết kế trang bìa của bạn, hãy sẵn sàng thưởng cho thời gian và công sức của họ.

3.Nói chuyện một số nhà thiết kế bìa sách


Bạn muốn cuốn sách của mình trông tuyệt vời, vì vậy ngay cả khi bạn cảm thấy thời gian lại quá bận rộn, đây không phải là lý doc chính mà bạn muốn chỉ thuê nhà thiết kế, bạn cần phải thể hiện sự quan tâm đến dự án của mình. Dành thời gian của bạn để nói chuyện với một số nhà thiết kế bìa sách và xem lại những thiết kế bìa họ đã từng làm trước đây.
Bạn không chỉ muốn đảm bảo rằng họ có những kỹ năng để rút ra những gì bạn muốn, bạn cũng muốn đảm bảo tầm nhìn nghệ thuật của họ và thiết kế thẩm mỹ phù hợp với nhu cầu của bạn.
Bạn cũng có thể đưa ra deadline để tất cả mọi thứ sẽ đi đúng hướng theo kế hoạch của bạn.
Khi bạn nói chuyện với các nhà thiết kế bìa sách, bạn có một vài ý tưởng cơ bản trong đầu thì bạn có thể chia sẽ thẳng thắn với họ, như thế họ mới hiểu được ý muốn của bạn trước khi bắt đầu vào quá trình thiết kếbìa.

4.Soạn thảo hợp đồng bằng văn bản



Để tạo một hợp đồng làm việc hợp lệ, bạn phải có một thỏa thuận bằng văn bản rõ ràng nêu ra các điều khoản của dự án và chỉ ra rằng bạn đã ủy nhiệm công việc cho nhà thiết kế bìa, nhưng nó sẽ thuộc về bạn sau khi hoàn thành.
Hợp đồng nên bao gồm thời hạn hoàn thành cụ thể và các loại tệp mà nhà thiết kế sẽ cung cấp cho bạn.
Kiểm tra với công ty bạn đang sử dụng để tựxuất bản sách của mình để có kích thước trang phù hợp, kích thước tệp và các thông số kỹ thuật khác mà nhà thiết kế cần. Những con số này cũng nên được bao gồm trong hợp đồng của bạn.
Tạo một mệnh đề liên quan đến quyền sở hữu và xác định rõ ràng bìa sách là thuê nhà thiết kế, họ đang thiết kế bìa sách cho bạn và người đó không có quyền sở hữu sau khi sản phẩm hoàn chỉnh.

5. Ký hợp đồng với nhà thiết kế bìa sách



Đảm bảo rằng nhà thiết kế hiểu rằng công việc mà họ tạo ra cho bạn là một công việc cho thuê và họ sẽ không có quyền sở hữu bản quyền trong đó.
Lý tưởng nhất là cả bạn và nhà thiết kế bìa sách nên ký hợp đồng tương tự. Nếu điều này không khả thi. Ví dụ: vì bạn đã thuê một người nào đó trực tuyến và họ sống xa - hãy xem xét sử dụng dịch vụ ký kết văn bản điện tử để và họ phải scan cho bạn.
Cả bạn và nhà thiết kế nên có một bản sao của hợp đồng đã ký trước khi công việc bắt đầu trên bìa sách của bạn.
Hãy liên hệ với chúng tôi sớm nhất để có được một bìa sách tuyệt vời và giá cả hợp lí. Chúng tôi có một đội ngũ chuyên nghiệp, đầy kinh nghiệm trong việc thiết kế bìa sách ở thị trường Việt Nam.





Nếu bạn có nhu cầu xuất bản sách thì hãy lên hệ qua Hotline: 0902467524 - Email: trantrungkien@danhnhan.net - Mr. Trần Trung Kiên – Tác giả - Cố vấn Tác giả) –– Người sẽ giúp bạn xuất bản sách thành công trên từng con chữ!

Thứ Hai, 19 tháng 3, 2018

Làm thế nào để đăng ký bản quyền tác giả cho cuốn sách của bạn?

Khi bạn tạo sản phẩm nào đó, chẳng hạn như sách, bạn muốn đảm bảo rằng tác phẩm của bạn dù được xuất bản hay chưa xuất bản nó phải được bảo vệ bằng quyền tác giả. Trái ngược với những hình thức xingiấy phép chứng nhận khác, việc gửi bản sao tác phẩm của bạn qua thư xác nhận không phải là phương tiện đầy đủ để có được bản quyềnBản quyền tác phẩm của bạn thông qua luật thông thường là một cách chứng minh rằng tác phẩm của bạn là của riêng bạn. Việc đăng ký chính thức là cần thiết trước khi bạn có bất kỳ quyền hành động chống lại những người đang ăn cắp hoặc thu lợi được từ công việc của bạn.



1.Biết luật dành cho giấy phép bản quyền



Ở nước ta, việc đăng ký bản quyền dường như đã không còn khó khăn như ngày trước. Để tham khảo thêm những yêu cầu về giấy phép bản quyền, bạn có thể tham khảo tại đây.
Khi bạn đăng ký được giấy phép bản quyền có nghĩa là bạn sẽ sở hữu bản quyền đối với bất kỳ tác phẩm gốc nào mà bạn tạo ra - miễn là nó được chấp nhận dưới dạng có thể đọc được.
Đối với danh sách hiện tại của các quốc gia tham gia Công ước Berne, hãy truy cập vào Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) tại http://www.wipo.int/members/en/. Việt Nam chúng ta là một trong những quốc gia đã tham gia Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO).
WIPO không cung cấp dịch vụ đăng ký bảnquyền, nhưng nó thừa nhận rằng nhiều quốc gia là thành viên sẽ có nhiều lợi ích về bản quyền của sáng tạo, đây là bằng chứng cơ bản cho toà án về quyền sở hữu bản quyền.

2.Ngày tháng chính xác cho bản quyền của bạn



Điều này sẽ bảo vệ bạn nếu có một tranh chấp về quyền sở hữu hợp pháp trong tương lai. Có một số cách không chính thức để củng cố khiếu nại của bạn mà không theo đăng ký chính thức, mặc dù không có điều khoản nào trong luật bản quyền liên quan đến các phương pháp này:
2.1.Xuất bản tác phẩm của bạn để đạt được sự bảo vệ bản quyền luật thông thường. Cho dù bạn xuất bản trên blog, báo, tạp chí hoặc trong sách, đây là một phương pháp khác để thiết lập bạn là tác giả gốc.
2.2.Đảm bảo rằng khi xuất bản, tác phẩm chứa tên đầy đủ của bạn và ngày xuất bản.

3. Sử dụng biểu tượng bản quyền



Theo luật áp dụng ở hầu hết các quốc gia, bạn sở hữu bản quyền của tác phẩm ngay khi nó được định dạng ở dạng có thể đọc được. Bằng cách đặt biểu tượng bản quyền (©) vào tác phẩm của bạn, bạn đang nói với người khác rằng đó là quyển sách của bạn và đưa ra ngày xuất bản gốc hợp pháp.
Bạn cũng có thể xem xét thêm tham chiếu đến pháp luật sao lưu yêu cầu bản quyền của bạn, chẳng hạn như: "© 2013, [tên của bạn]. Trừ khi được cung cấp bởi Đạo luật Bản quyền [ngày, v.v ...], không được sao chép bất kỳ phần nào của ấn bản này, được lưu trữ trong một hệ thống truy xuất hoặc không được lưu truyền qua bất kỳ hình thức hoặc bằng bất kỳ phương tiện nào mà không có sự cho phép trước bằng văn bản của nhà xuất bản ".
Biết pháp luật bản quyền của nước bạn. Đăng ký bản quyền của bạn ở nước bạn nói chung là một quá trình đơn giản, và nó thường có thể được thực hiện trực tuyến. Ở một số quốc gia (như Hoa Kỳ), bản quyền được đăng ký chính thức là bắt buộc trước khi bạn có thể theo đuổi một vụ kiện của tòa đối với người vi phạm bản quyền của bạn.
          Hoặc nếu bạn cảm thấy quá khó khăn để có thể tự đăng ký bản quyền, bạn có thể liên hệ với chúng tôi. Với hơn nhiều năm kinh nghiệm trong nghề xuất bản sách, chúng tôi tự tin sẽ đồng hành cùng bạn để cuốn sách được hoàn tất một cách hoàn hảo nhất.





Nếu bạn có nhu cầu xuất bản sách thì hãy lên hệ qua Hotline: 0902467524 - Email: trantrungkien@danhnhan.net - Mr. Trần Trung Kiên – Tác giả - Cố vấn Tác giả) –– Người sẽ giúp bạn xuất bản sách thành công trên từng con chữ!

Chủ Nhật, 18 tháng 3, 2018

Xuất bản sách như thế nào? Làm thế nào để tìm kiếm nhà xuất bản?

Là một nhà văn mới, bạn sẽ bị từ chối nhiều lần. Không bao giờ để điều này phá vỡ tinh thần của bạn. Nhiều nhà văn lớn đã bị từ chối trước khi họ được chấp nhận. Rất ít nhà văn thành công trong việc xuất bản cuốn sách đầu tay. Một nhà văn đích thực sẽ tiếp tục viết, bất kể cuốn sách được xuất bản hay không.


Nếu bạn không gặp may mắn trong việc hợp tác với một nhà đại diện hoặc nhà xuất bản, bạn nên cân nhắc việc tự xuất bản.
Hãy thử xuất bản một trích đoạn từ cuốn sách của bạn trước khi bạn mang nó đến một nhà đại diện hoặc nhà xuất bản. Điều này sẽ giúp bạn tạo độ tin cậy như một nhà văn và sẽ cho thấy cuốn sách của bạn có sự hấp dẫn nhiều hơn.
Bạn cũng phải cảnh giác với bất kỳ công ty xuất bản sách có thu phí. Những nhà xuất bản này là những nhà in phù phiếm điển hình. Luôn làm việc với những chuyên gia xuất bản sách đáng tin cậy. Bất kỳ nhà đại diện văn học nào thu một khoản phí để đọc sách của bạn là không đáng tin cậy.


Không có đại diện? Tìm hiểu Nhà xuất bản tại khu vực của bạn. Đi tới khu vực hướng dẫn nộp hồ sơ và ký tên thực hiện theo những hướng dẫn của họ. Những nhà xuất bản khác có thể có cùng chi nhánh ở nhiều nơi; hãy tìm hiểu về những chi nhánh đó.
Nếu bạn muốn giao thiệp với những đại diện văn học, hội thảo sáng tác văn học sẽ phù hợp với bạn nơi bạn có thể gặp gỡ và tiếp cận với những nhà đại diện để nói về cuốn sách của mình. Chỉ cần đảm bảo là bạn làm như thế khi được đồng ý.
Nếu ngân sách của bạn hạn hẹp, hãy tìm kiếm những nhà xuất bản ở nơi bạn sống để không phải đi xa gặp họ. Nếu bạn có bạn bè ở gần một số công ty xuất bản mà bạn thích thì hãy giữ liên lạc với họ! 
          Sau đây là những bước cơ bản để bạn có thể tham khảo trong quá trình xuất bản sách. Nếu bạn muốn tìm những bài khác về quá trình xuất bản sách, bạn có thể tham khảo tại đây.

1. Các lựa chọn trước khi xuất bản sách



Tìm một nhà xuất bản có thể mất một thời gian dài, đặc biệt là khi bạn là một nhà văn mới vào nghề. Nếu bạn quyết tâm xuất bảncuốn sách, bạn sẽ muốn nghiên cứu những công ty nào có thể xuất bản và hỗ trợ tốt cho một tác giả mới làm quen trong thể loại của bạn.
Gửi thư đề xuất cho nhà xuất bản đưa ra ý tưởng của bạn. Bạn có thể bao gồm một chương hoặc một vài trang để họ có thể hình dung được nội dung cuốn sách của bạn có hợp với thị hiếu xuất bản sách của họ hay không.

2. Kế hoạch tiếp thị



Khi bạn nộp đơn xin xuất bản, bạn sẽ cần nhiều hơn cho đến khi cuốn sách được hoàn chỉnh. Các nhà xuất bản quan tâm đến cách thức cuốn sách của bạn có thể kiếm tiền cho họ và do đó sẽ muốn hiểu người mua nó và nó sẽ được tiếp thị như thế nào.
Cấu trúc của kế hoạch tiếp thị xuất bản sẽ thay đổi đáng kể dựa trên loại sách bạn đang viết nhưng bạn nên bắt đầu bằng cách nghiên cứu những đề xuất tiếp thị xuất bản khác.
Để có hướng dẫn miễn phí để phát triển tài liệu tiếp thị và kế hoạch xuất bản, hãy truy cập vào đây.
Tạo một trang truyền thông xã hội là một cách tuyệt vời để chứng minh chiến lược tiếp thị của bạn trong đề xuất của bạn và tạo ra một số website mang thương hiệu của bạn là một trong những cách tuyệt vời nhất để quảng bá hình ảnh cũng như cuốn sách của bạn.




 Xuất bảnđiện tử rất lý tưởng cho các tác giả thời gian đầu tiên bởi vì nó sẽ tiết kiệm chi phí cũng như rút ngắn quá trình đưa cuốn sách của bạn đến tay đọc giả.
E-book sẽ yêu cầu định dạng đặc biệt của bản thảo của bạn. Các tiêu chuẩn định dạng sẽ tùy thuộc vào bạn sử dụng trang website nào để ra mắt sách của mình.
Lưu ý rằng ấn bản điện tử thường đạt đến một lượng khán giả nhỏ hơn, đạt doanh thu thấp hơn, và sẽ không đủ khả năng cho cuốn sách của bạn nếu bạn muốn có lợi nhuận cao. Và nếu làm sách điện tử, bạn phải tự làm mọi thứ cho mình.



Nếu bạn có nhu cầu xuất bản sách thì hãy lên hệ qua Hotline: 0902467524 - Email: trantrungkien@danhnhan.net - Mr. Trần Trung Kiên – Tác giả - Cố vấn Tác giả) –– Người sẽ giúp bạn xuất bản sách thành công trên từng con chữ!


Thứ Sáu, 16 tháng 3, 2018

Viết sách như thế nào? Những bước cơ bản hướng dẫn bạn viết sách

Nếu bạn thực sự muốn trở thành một tác giả thì bạn phải chuẩn bị dành rất nhiều giờ trong ngày cố gắng nghĩ ra những ý tưởng độc đáo và thú vị. Bạn có thể phải dậy trước khi bình minh ló rạng để bắt đầu công việc "thực sự" của mình. Bạn có thể phải ghi vội những ý tưởng trên đường trở về nhà. Sẽ có những lúc bực bội, nhưng những lúc khác sẽ thỏa mãn hơn bạn có thể tưởng tượng. Và cảm giác viết một cuốn sách rồi trình làng có thể là một trong những điều tuyệt vời nhất trên thế giới. Bạn có nghĩ bạn có những phẩm chất để thực sự trở thành một tác giả không? Để tìm ra, hãy tiến hành những bước sau để viết một cuốn sách tốt hơn.

1.Nghĩ ra ý tưởng độc đáo trước khi viết sách



Việc đầu tiên để viết sách là cần nảy ra một ý tưởng lôi cuốn và kích thích mọi người. Bạn có thể phải bắt đầu viết trước khi tìm ra ý tưởng -- bạn có thể thậm chí phải viết ba trăm trang trước khi nhận ra quyển sách của bạn "thực sự" nói về điều gì. Tuy nhiên, hãy bắt đầu với một luận đề chung chung -- câu chuyện về một cô gái lớn lên ở Ukraine trong thời cách mạng Bolshevik, một tác phẩm phi hư cấu về tầm quan trọng ngày càng tăng của các trường công đặc cách ở Mỹ -- và xem bạn có thể phát triển nó tới đâu.
Bạn có thể muốn hoàn thành toàn bộ cuốn sách trước khi bắt đầu nghĩ về khả năng tiếp thị của ý tưởng. Tuy nhiên, nghiên cứu thị trường của chủ đề trước khi bắt đầu cũng có thể hữu ích. Bạn có thể thấy rằng đã từng có một cuốn sách viết sách đúng chủ đề của mình được xuất bản rồi, và bạn có thể phải điều chỉnh lại ý tưởng một chút.

2.Chọn thể loại để viết sách


Mặc dù những sách đa phong cách ngày càng phổ biến -- như tiểu thuyết của Margaret Atwood là một sự hòa trộn giữa văn chương giả tưởng với khoa học giả tưởng, sáng tác theo một thể loại đơn nhất để truyền tải ý tưởng của mình cũng là một việc hữu ích. Một khi bạn biết thể loại của mình thực sự là gì, bạn nên nắm được những quy ước trong dòng văn đó, và bạn có thể bắt đầu nghĩ về các cách thức để đảo lộn những quy ước này, hay đi theo quy tắc của nó. Dưới đây là một số thể loại văn học phổ biến bạn nên cân nhắc:
·         -Phi hư cấu
·         -Khoa học giả tưởng
·         -Truyện cực ngắn
·         -Truyện hành động
·         -Kinh dị
·         -Bí ẩn
·         -Lãng mạn
·         -Phiêu lưu
·         -Kỳ ảo
·         -Chính trị giả tưởng
·         -Truyện 55 từ
·         -Truyện dành cho giới trẻ
·         -Truyện dành cho thiếu niên

3.Xác định những yếu tố cơ bản để viết sách


Đây có thể là điều bạn sẽ thực hiện trong quá trình, hoặc bạn có thể xác định một số yếu tố cơ bản trước khi bắt đầu. Dưới đây là một số điểm bạn sẽ phải cân nhắc khi viết sách:
·         -Ai: Nhân vật chính và/hoặc nhân vật phụ, Nhân vật phản diện.
·         -Góc nhìn: Sách của bạn sẽ được kể từ ngôi thứ nhất, thứ hai hay thứ ba?
·         -Ở đâu: địa điểm và thời gian của tác phẩm, chặng hành trình trong tác phẩm
·         -Việc gì: Ý tưởng chính hay cốt truyện
·         -Tại sao: Nhân vật sẽ/hi vọng đạt được điều gì
·         -Bằng cách nào: Những công cụ họ dùng để đạt được điều đó.



Trong sách dạy viết kinh điển của mình, "Bird by Bird", Anne Lamott viết về tầm quan trọng của bản sơ thảo tệ hại đầu tiên." Và đó chính xác là những gì bạn sẽ phải viết: một đoạn văn thực sự dở tệ, đáng xấu hổ, lộn xộn chứa đựng hạt nhân của bản thảo cuối cùng mà bạn sẽ hoàn thành vào một ngày nào đó. Bạn không cần phải cho bất kỳ ai xem bản sơ thảo đầu tiên của mình, nhưng phần quan trọng là bạn biết bạn sẽ đạt được điều gì đó. Hãy viết mà đừng kiểm duyệt bản thân hay lo lắng về việc mọi người sẽ nghĩ gì. Đây là thời gian để bạn viết ra những ý tưởng; bạn có thể chau chuốt chúng sau.
·         Sau bản sơ thảo đầu tiên, hãy tiếp tục. Nếu may mắn, bạn có thể viết được thứ gì đó khả dĩ sau bản thảo đầu tiên và thứ hai, hoặc bạn có thể phải viết năm bản thảo trước khi nghĩ rằng bạn thực sự xác định được nó. Việc này có thể mất một vài tháng, một năm, hay thậm chí "nhiều năm," tùy vào số thời gian bạn có và mất bao lâu để phát triển việc viết sách của bạn.

         5.Nhận phản hồi khi bạn đã sẵn sàng


      Nhận phản hồi quá sớm có thể bóp nghẹt tính sáng tạo của bạn và khiến bạn nghĩ rằng bạn không đưa tác phẩm của mình đi đúng hướng. Nhưng một khi bạn đã viết đủ số bản thảo của cuốn sách và nghĩ về việc ra mắt nó trước công chúng, việc nhận phản hồi để xem bạn đang đi theo hướng nào là quan trọng. Hãy hỏi những người bạn tin cẩn là những người đọc có óc phê bình và sẵn sàng giúp đỡ, mang nó tới hội thảo viết sách, hay thậm chí hỏi một chuyên gia về chủ đề để xem qua nếu bạn đang viết một cuốn phi hư cấu.
  • Nếu bạn đã viết một cuốn tiểu thuyết, bạn có thể thử nộp vài chương cho những nhà xuất bản văn học để nhận phản hồi.
  • Một khi bạn đã nhận được những phản hồi mà bạn tin tưởng, hãy làm việc để xử lý chúng. Bạn có thể phải viết một hay hai bản thảo nữa trước khi có được đúng thứ bạn cần.

     6. Rà soát tác phẩm


Bạn sẽ không thể tiến xa nếu có một lỗi đánh máy ngay trang đầu cuốn sách. Một khi bạn cảm thấy tác phẩm của mình đã thực sự sẵn sàng thì bạn nên in nó ra và tìm ra các lỗi đánh máy, lỗi ngữ pháp, lặp từ, hay bất cứ lỗi nào khác mà bạn muốn loại bỏ trước khi tiếp tục hoàn thiện bản thảo. Thậm chí bạn có thể thử đọc to tác phẩm của mình lên để xem liệu có bất cứ câu diễn đạt nào buồn cười hay có dấu phẩy nào đặt nhầm chỗ nào không.
Rà soát là bước cuối cùng để hoàn thiện tiểu thuyết của bạn cho việc xuất bản sách. Mặc dù việc rà soát cũng có thể giúp ích trong cả quá trình viết lách của bạn, bạn không cần phải rà soát những bản sơ thảo của mình quá kỹ càng, vì dù gì, cuối cùng bạn vẫn có thể sẽ thay đổi rất nhiều câu chữ.


Nếu bạn có nhu cầu xuất bản sách thì hãy lên hệ qua Hotline: 0902467524 - Email: trantrungkien@danhnhan.net - Mr. Trần Trung Kiên – Tác giả - Cố vấn Tác giả) –– Người sẽ giúp bạn xuất bản sách thành công trên từng con chữ!